Không chỉ mang đến các giải pháp về dinh dưỡng vật nuôi, CNC Group còn đồng hành cùng khách hàng giải quyết các vấn đề trong khâu quản lý sức khỏe sức khỏe vật nuôi, trang trại. Chúng tôi tin rằng sự tận tâm kết hợp với kiến thức bài bản từ đội ngũ kỹ thuật trại tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm và chuyên gia đầu ngành sẽ hỗ trợ Quý khách hàng vượt qua các trở ngại, nâng cao hiệu quả chăn nuôi đồng thời tối ưu hóa chi phí quản lý và vận hành bởi: “𝐓𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐮̉𝐚 𝐜𝐚́𝐜 Đ𝐚̣𝐢 𝐥𝐲́ 𝐯𝐚̀ 𝐡𝐨̣̂ 𝐜𝐡𝐚̆𝐧 𝐧𝐮𝐨̂𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐮̉𝐚 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐯𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲”
CNC Group cam kết mang đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất tới Quý Khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành, hỗ trợ, tư vấn và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm của mình.
Hãy liên hệ cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời nhanh nhất.
Cai sữa là giai đoạn căng thẳng trong vòng đời của heo con vì heo bị tách khỏi mẹ, thay đổi môi trường sống, thay đổi thức ăn… Nếu heo không được tập ăn, giai đoạn cai sữa dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, phát triển không đồng đều. Heo được tập ăn đúng cách, trong giai đoạn cai sữa heo ăn thức ăn nhiều hơn, khả năng tiêu hóa tốt, heo lớn nhanh hơn và có sự phát triển đồng đều giữa các con. Vì vậy, cần phải lựa chọn loại cám phù hợp, giúp heo dễ hấp thu và không gây tiêu chảy.
Sản phẩm heo con tập ăn Replace Milk: Dành cho heo từ 5 ngày tuổi đến 7kg. Nguyên liệu chọn lọc đặc biệt, dễ hấp thu giúp kích thích thèm ăn. Chất lượng như sữa mẹ, kích thích phát triển hệ thống men tiêu hóa giúp heo không tiêu chảy, mau lớn.
Sản phẩm heo con C1 Plus: Dành cho heo con từ tập ăn đến 15kg. Kích thích thèm ăn, dễ tiêu hóa, giúp heo ăn nhiều, tăng trọng nhanh, không tiêu chảy, da lông bóng mượt, FCR 1,2.
Bước đầu tiên trong phương pháp chữa tiêu chảy cho lợn là xác định nguyên nhân gây tiêu chảy. Kiểm tra lại tất cả các khâu cho ăn, uống, môi trường sống,… để xác đoán định nguyên nhân. Nếu thấy lợn tiêu chảy kèm theo các triệu chứng khác cần mang mẫu xét nghiệm tới thú y để xác định nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị cho lợn bằng kháng sinh sau khi xét nghiệm, dùng đúng gốc kháng sinh có tác dụng để tránh tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc. Chữa tiêu chảy cho lợn kết hợp tiêm kháng sinh, kháng viêm, bù nước, muối khoáng cho những con bệnh, cách ly lợn bệnh và cho ăn, uống kháng sinh quy mô toàn trại nếu tiêu chảy là biểu hiện của bệnh dịch nguy hiểm.
Cần chữa tiêu chảy cho lợn theo phác đồ thuốc thú y đưa ra, chữa liên tục và dừng nghỉ theo đúng hướng dẫn. Trong suốt thời gian chữa tiêu chảy cần kết hợp với vệ sinh, khử trùng chuồng trại, vật dụng chăn nuôi, hạn chế người ra vào khu vực chuồng.
Nguyên nhân hiện tượng lợn cắn con là do lợn mẹ bị căng thẳng do môi trường nuôi quá nhiều ánh sáng, tiếng động mạnh, nhiều người đi lại. Cũng có thể là do răng nanh lợn chưa được bấm hết hoặc bấm quá nông, khi lợn con bú mẹ sẽ làm lợn mẹ bị đau. Lợn mẹ bị tắc tia sữa…
Để khắc phục hiện tượng này thì anh cần chú ý thực hiện những công việc như sau: Bấm răng nanh cho lợn con, cần chú ý bấm thật sát để không làm đau bầu vú lợn mẹ khi bú. Khi lợn đẻ và trong thời gian nuôi con cần chú ý che chắn chuồng trại cho kín đáo, hạn chế thăm nom, gây tiếng ồn, phải đảm bảo cho lợn ở trong môi trường yên tĩnh. Kiểm tra bầu vú lợn mẹ, nếu thấy vú sưng đỏ, sờ có cảm giác nóng, ấn vào vú nái có phản ứng đau thì lợn mẹ đã bị viêm vú. Khi đó cần điều trị cho lợn mẹ bằng cách:
– Dùng khăn ấm lau sạch dị vật, bụi bẩn bám vào bầu vú lợn mẹ.
– Tiêm 1 trong các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
Triệu chứng đầu tiên và rõ dệt nhất đó là Heo mẹ giảm lượng sữa hoặc mất hoàn toàn. Heo nằm úp bụng xuống nền chồng, không cho con bú, lợn con lông xù, da thô, gầy yếu, nằm mỗi nơi một con, đi lại chậm chạp và chết dần
Heo nái sau khi sinh nở thường bị mất sữa do rất nhiều nguyên nhân:
– Bệnh mất sữa ở lợn có thể do các bệnh của tuyến vú như: Viêm vú, tắc ống tiết và thải sữa.
– Do khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng trong một thời gian dài.
– Do những kế phát từ những bệnh như: Viêm tử cung, sót rau, sảy thay truyền nhiễm, dịch tả, tụ huyết trùng.
– Do rối loạn nội tiết tố sữa.
Phòng bệnh: Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý Heo nái sinh sản đúng quy trình kỹ thuật. Điều trị các bệnh tuyến vú và các kế phát dẫn đến kém sữa.
Đệm lót dùng nuôi úm vịt, ngan con được đánh giá tốt khi đạt cả ba điều kiện sau đây tốt, đó là:
– Vật liệu: Tốt nhất là phoi bào, rơm khô, mùn cưa, nếu không có thì dùng trấu.
– Chất lượng đệm lót: Đệm lót tốt là phải khô, sạch, tơi, có khả năng hút ẩm, không bụi, không gây độc, không gây hại cho sức khỏe vịt, ngan con. Đệm lót không được phơi khô, không được khử trùng, dễ bị nhiễm nấm mốc, các độc tố nấm mốc (đặc biệt độc tố aflatoxin) có thể gây hại sức khỏe, gây bệnh nấm phổi và thậm chí gây chết vịt, ngan con.
– Độ dày đệm lót: Trải lần đầu tối thiểu là 10 cm, sau đó, trong quá trình nuôi bổ sung thêm để độ dày đạt được 15 – 20 cm.
Đảm bảo nhiệt độ úm là rất quan trọng, vì:
Trong những ngày tuổi đầu, do chưa thích nghi với môi trường bên ngoài nên vịt, ngan con cần nhiệt độ úm thích hợp trong khoảng 32 – 330C. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp (so với khoảng nhiệt độ trên) đều ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của vịt, ngan con:
– Nếu nhiệt độ úm quá thấp: Vịt, ngan con ăn ít, chậm tiêu lòng đỏ, yếu, dễ nhiễm bệnh, dễ dồn đống lên nhau gây chết bẹp, chết ngạt.
– Nếu nhiệt độ úm quá cao: Vịt, ngan con uống nước nhiều, ướt lông, ăn ít, dễ dẫn đến rối loại trao đổi chất làm vịt, ngan dễ nhiễm bệnh, chậm lớn.
Chất khử trùng là những hóa chất độc hại, được sử dụng để tiêu diệt mầm bệnh, do vậy, khi phun trực tiếp lên đàn gà thì cũng làm ảnh hưởng bất lợi đến chúng. Nhiều hóa chất khử trùng có chứa gốc amonium bậc 4 (NH4+), gốc này gây ảnh hưởng đến hô hấp do đó sẽ làm các triệu chứng trầm trọng hơn nếu đàn gà đang mắc bệnh đường hô hấp. Hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh trong chuồng đang nuôi gà khi phun trực tiếp lên đàn gà là rất thấp.
+220 389 7138
phcns.cnc@gmail.com