Những biện pháp để giảm mùi hôi chuồng gà

Có thể bạn chưa biết: Nồng độ khí amoniac đo được ở nhiều trại gà hiện nay có thể lên đến 30 – 50ppm, nhất là vào mùa đông. Trong khi đó chỉ với ngưỡng 5 ppm thì các lông mao trong đường khí quản của gia cầm cũng đã bị tổn thương và phá hủy. Từ đó làm tăng tỷ lệ gia cầm mắc các bệnh đường hô hấp. Ở ngưỡng 25 ppm, trọng lượng gà có thể giảm 3 – 4%. Nếu nồng độ khí NH3 tiếp tục tăng gấp đôi ở mức 50 ppm thì trọng lượng gà sẽ giảm một cách chóng mặt, lên tới 10%. Đối với công nhân làm việc nhiều năm trong trang trại chăn nuôi gia cầm: chức năng của khứu giác sẽ suy giảm đáng kể, khó phát hiện ra sự có mặt của khí amoniac ở mức 50ppm, một mức độ được coi là đe dọa đến sức khỏe con người.

Thức ăn chứa lượng đạm cao chính là ngọn nguồn dẫn đến mùi hôi trong chuồng gà. Trong khi đó, vì 1 vài nguyên nhân như: mầm bệnh, stress,… khiến gia cầm giảm hấp thu, làm tăng lượng đạm không được chuyển hóa. Từ đó, đào thải qua hỗn hợp phân và nước tiểu, trong đó: 80% là acid uric, 10% amoniac và 5% ure. Mặt khác, vi khuẩn trong phân lại “rất thích” chuyển hóa acid uric và ure thành amoniac trong nước tiểu, gặp đúng lúc chất độn chuồng ẩm ướt nên đã giảm khả năng thấm hút nước tiểu khiến gia cầm bị thối chân. Đồng thời, nếu độ thông thoáng chuồng nuôi kém, lượng amoniac trong nước tiểu bay hơi cao nhưng không được đào thải ra ngoài sẽ ăn mòn lớp niêm mạc, làm tê liệt hoặc phá hủy lông rung đường hô hấp của gà.

Do đó, để giảm tối đa nồng độ khí amoniac trong chuồng gà các trang trại cần làm gì?

 Trước tiên, cần quản lý hàm lượng đạm trong khẩu phần ăn của gia cầm. Nên lựa chọn loại cám có tỷ lệ protein thô phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gà. Cân nhắc kỹ thuật cho ăn: giai đoạn đẻ khác nhau thì thời gian cho ăn, số lần ăn, lượng cám ăn khác nhau,… Tiếp theo, các trang trại cần cải thiện khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng của gia cầm bằng cách bổ sung men tiêu hóa hoặc men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tuy nhiên, giải quyết tồn đọng trong quy trình quản lý chăm sóc như vấn đề vệ sinh chuồng nuôi, chế độ dinh dưỡng, lạm dụng kháng sinh… Đồng thời quản lý tốt áp lực mầm bệnh trong trang trại mới là giải pháp toàn diện cho vấn đề giảm hấp thu ở gia cầm.

 Phương pháp 3, kết hợp phong bế quá trình chuyển hóa thành amoniac trong nước tiểu. Kết quả từ các thí nghiệm được tiến hành tại trường Đại học Iowa State cho thấy, có thể giảm 40% lượng khí thải ammonia khi cho gà đẻ ăn khẩu phần ít protein và bổ sung thêm thạch cao và zeolite. Zeolite có tác dụng kết tinh amoniac ngăn không cho chúng bay hơi trong không khí. Thạch cao hoặc canxi benzoat làm phân chua, khiến cho amoniac chuyển thành ammonium. Ammonium dễ hòa tan trong nước hơn Amoniac nên không dễ dàng bay hơi trong không khí. Và đừng quên quản lý chất độn chuồng để giảm nồng độ amoniac. Có thể bạn chưa biết, nếu độ ẩm chất độn chuồng được duy trì ở mức 20 – 25% thì 115g hỗn hợp phân và nước tiểu của gia cầm sau khi được hút ẩm bởi chất độn chuồng thì chỉ còn 28,75g. Để góp phần giảm tối đa ẩm độ cho chất độn chuồng thì việc quản lý lượng nước uống lãng phí là vấn đề then chốt. Ngoài ra, nên lựa chọn loại chất độn chuồng phù hợp và duy trì độ cao khoảng 20 – 25 cm. Đồng thời, rải thêm men vi sinh và duy trì mật độ chăn nuôi hợp lý sẽ góp phần, duy trì độ ẩm chất độn chuồng ở mức thích hợp.

Cuối cùng, đảm bảo tiểu khí hậu phù hợp với từng độ tuổi của gia cầm để giảm nồng độ khí amoniac cho chuồng nuôi gà.

Tin tức liên quan

English EN Vietnamese VI