Vật nuôi khỏe mạnh – Người nuôi hạnh phúc.

Khi dịch bệnh xảy ra, nếu các loại thuốc kháng sinh hay kháng khuẩn khác không có tác dụng hoặc chưa có thuốc điều trị, bạn có thể mất toàn bộ số vật nuôi. Với một số dịch bệnh có thể lây truyền giữa động vật và con người, sức khỏe của bạn và gia đình bạn cũng có thể bị đặt vào tình trạng nguy hiểm..

Hãy làm theo lời khuyên dưới đây ngay từ hôm nay để đảm bảo an toàn cho vật nuôi và sức khỏe gia đình mình!

Có hai lý do chính làm cho thuốc kháng sinh mất đi tác dụng trên các bệnh nhiễm khuẩn:

– Điều trị không đúng thuốc hoặc điều trị không đúng cách.

– Tác nhân gây nhiễm khuẩn đã trở nên đề kháng với thuốc điều trị

Mỗi lần chúng ta sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn trong chăn nuôi, những loại vi trùng này lại biến đổi theo thời gian và khiến cho thuốc kém hiệu quả hay còn gọi là kháng kháng sinh. Nếu kháng sinh không còn đáp ứng được nữa tiềm ấn nguy cơ bùng phát dịch bệnh gây các thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.

Dưới đây là các biện pháp thường sử dụng trong chăn nuôi để giúp gia súc, gia cầm và con người khỏe mạnh cũng như duy trì tác dụng của thuốc kháng sinh:

Vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ các loại mầm bệnh có thể gây bệnh cho vật nuôi và con người. Nhớ rửa sạch tay chân giày dép và thay quần áo sạch trước và sau khi tiếp xúc với gia súc gia cầm

Giữ vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi và khu vực xung quanh bằng cách thường xuyên loại bỏ phân và rác độn chuồng. Cần sử lý một cách cẩn thận các chất thải từ gia súc gia cầm đang được điều trị bằng kháng sinh.

Giảm nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh. Kiểm soát người, phương tiện ra vào tiếp xúc với vật nuôi và thường xuyên làm sạch trang thiết bị chăn nuôi. Khi phát hiện gia súc gia cầm ốm, cần nhanh chóng tách riêng các cá thể này để theo dõi riêng, ‘tránh bị việc lây lan sang các vật nuôi còn lại.

Thực hiện biện pháp “Cùng vào – Cùng ra” nhằm giảm nguy cơ lây bệnh từ các vật nuôi mới đem về cho đàn cũ tại trang trại. Cùng gây đàn, cùng tách mẹ hoặc tách lứa và nuôi đàn mới cùng nhau trong suốt thời gian sản xuất. Vệ sinh sạch sẽ và sát trùng chuồng nuôi trước khi đưa gia súc gia cầm mới về.

Bảo quản thức ăn an toàn và khô ráo ‘tránh bị xa các nguồn lây nhiễm như chuột bọ, côn trùng, chim chóc và các loài vật khác

Tránh gây stress cho vật nuôi. Đảm bảo vật nuôi thoải mái, nơi nuôi rộng rãi và khô ráo. Cho con non bú mẹ càng lâu càng tốt trước khi tách đàn để ‘tránh bị lây nhiễm.

Đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi bằng cách cho ăn TĂ CN chất lượng, cân bằng dinh dưỡng và cho uống nước sạch tốt cho sự phát triển toàn diện của vật nuôi.

Phòng bệnh bằng vắc xin. Tham vấn Bác sỹ thú y, NVKT để sử dụng vắc xin đúng cách theo đúng lịch tiêm phòng, chẩn đoán đúng bệnh và điều trị đúng bởi vì việc mua và điều trị không đúng thuốc gây nguy hiểm cho đàn vật nuôi, cho chính bạn và gia đình mình. Sử dụng sai thuốc làm cho bạn mất tiền và mất thời gian.

Hãy làm cho kiến thức lan tỏa, không làm cho dịch bệnh lan truyền. Hãy chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi, phòng chữa bệnh cho những người chăn nuôi khác, vì tất cả mọi người cần bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi, bảo vệ sinh kế, bảo vệ sức khỏe cho mọi người và duy trì tác dụng của kháng sinh.

Tin tức liên quan

English EN Vietnamese VI