Làm thế nào để giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm?

Sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe vật nuôi và năng suất cho người chăn nuôi. Do vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi, trong đó có các vi khuẩn có khả năng gây bệnh trên người, vật nuôi. Thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt hoăc ức chế sự phát triển của các loại vi sinh vật. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và sức khỏe động vật, nhờ đó đảm bảo sinh kế và sự bền vững của hoạt động chăn nuôi.

Theo thời gian, các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, vius hay ký sinh trùng thường xuyên biến đổi và trở nên kháng lại các thuốc kháng khuẩn. Quá trình kháng của các mầm bệnh sẽ bị đẩy nhanh khi việc sử dụng các thuốc kháng khuẩn diễn ra không hợp lý hoặc quá mức. Kết quả là các thuốc trước đây vốn có hiệu lực chữa bệnh trên vật nuôi trở nên kém hoặc thậm chí mất tác dụng, khiến khả năng điều trị thành công bị giảm xuống.

Kháng kháng sinh là nguy cơ ngày càng lớn do việc lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh và việc thiếu sự kiểm soát dịch bệnh là mối hiểm họa nhiều mặt với nhà chăn nuôi, sức khỏe cộng đồng, thương mại và kinh tế cũng như sự phát triển bền vững chung của ngành chăn nuôi.

Để giảm sử dụng kháng sinh và hạn chế tối thiểu kháng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm có thể khắc phục các vấn đề: Điều kiện vệ sinh, sử dụng TĂCN chất lượng, sử dụng thuốc, vắc-xin theo khuyến cáo….

Thận trọng trong sử dụng kháng sinh: Chỉ sử dụng kháng sinh để điều trị những gia cầm bị bệnh đã được chuẩn đoán và những gia cầm đã tiếp xúc với con bị bệnh. Sử dụng kháng sinh qua đường uống tốt hơn là trộn vào thức ăn. Không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh hoặc kích thích sinh trưởng.

Đảm bảo an toàn sinh học ở mức độ cao: Hạn chế người vào trại, đảm bảo người vào trại phải vệ sinh tay, chân, mặc quần áo và ủng bảo hộ. Làm sạch và khử trùng tất cả phương tiện vận chuyển trước khi vào trại. Kiểm soát sự xâm nhập của côn trùng, vật nuôi và các loại động vật hoang dã có nguy cơ truyền bệnh. Thực hành phương thức chăn nuôi “ Cùng vào – cùng ra”.

Sử dụng vắc – xin đúng lịch: Sử dụng các loại vắc-xin tốt, đảm bảo chất lượng. Bảo quản và sử dụng vắc-xin đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Theo dõi, giám sát hàng ngày: Giám sát sức khỏe và biểu hiện của gia cầm hàng ngày để phát hiện kịp thời những thay đổi, dù là đột ngột hay từ từ. Loại bỏ những gia cầm bị chết ra khỏi khu vực nuôi.

Tạo môi trường thuận lợi cho vật nuôi: Đảm bảo các tiêu chí về thiết kế chuồng trại, thông gió, mật độ máng ăn, máng uống, chiếu sang, mật độ nuôi, TĂCN, và các điều kiện khác.

Sử dụng các phụ gia thức ăn chăn nuôi đặc biệt: Các loại thảo dược tự nhiên: Tỏi, gừng, những chất có lợi như xơ hòa tan, men vi sinh, dầu, axit hữu cơ … Các chất giúp vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, có đặc tính kháng khuẩn và giữ cho đường ruột khỏe mạnh.

Chuẩn bị chuồng trại: Làm sạch, khử trùng chuồng nuôi và các trang thiết bị bằng chất tẩy rửa/nước nóng để loại bỏ các chất hữu cơ, sau đó khử trùng. Đảm bảo thời gian trống chuồng sau mỗi lứa nuôi.

Lựa chọn con giống khỏe mạnh: Tái đàn bằng con giống từ các nguồn đáng tin cậy và đảm bảo chất lượng. Đàn giống bố mẹ cần được sử dụng vắc-xin phòng bệnh và đảm bảo không mắc bệnh.

Đảm bảo sự khởi đầu thuận lợi cho gia cầm con: Sau khi đưa gia cầm con vào chuồng nuôi, cho chúng ăn và uống ngay. Đảm bảo đáp ứng tất cả các nhu cầu dinh dưỡng và sinh lý cho chúng.

Tin tức liên quan

English EN Vietnamese VI