Dịch tả Lợn Châu Phi – ASF

Dịch tễ học: Dịch tả heo Châu phi xuất hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1921 ở Châu Phi sau đó lây ra sang Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á. Tại Việt Nam: Cục Thú Y chính thức thông báo dịch tả lợn Châu phi xảy ra ở Việt Nam từ tháng 2/2019 với 2 tỉnh đầu tiên là Hưng Yên và Thái Bình. Sau đó dịch lây lan rất nhanh và hiện nay sẩy ra trên hầu hết các tỉnh và thành phố của Việt Nam từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cho đến các trang trại chăn nuôi quy mô.

 

Loài mắc bệnh: Heo là động vật duy nhất bị nhiễm bệnh, theo thống kê có: Lợn nhà, lợn hoang, lợn rừng (Lợn rừng Á – Âu, lợn rừng Châu Phi).

Nguyên nhân: Do virut thuộc họ Asfarviridae, giống Asfivirus (là 1 loại virut sợi đơn DNA, kích thước lớn 170-190 kbp, có vỏ bọc, cấu trúc phức tạp). Hiện nay có ít nhất 24 dòng (genotype) virut khác nhau phát hiện tại Châu Phi. Các chủng genotype I và II phát hiện ngoài Châu Phi. Động lực của các chủng khác nhau.

Virut tấn công vào các tế bào của hệ miễn dịch: Tế bào bạch cầu đơn nhân lớn và đại thực bào (Monocytes và Macrophages).

Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong: Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100%, tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào chủng của virut (chủ động lực cao tỷ lệ chết 100%). Lây truyền nhanh, xảy ra ở mọi lứa tuổi của heo. Các chủng nhân tạo có động lực thấp, gây các bệnh mãn tính. Đối với lợn hoang dã có thể không có triệu chứng lâm sàng. Lợn nái có dấu hiệu lân sàng trước sau đó đến lợn thịt và lợn con (nhạy cảm theo lứa tuổi, giống lợn). Tỷ lệ nái chết cao trong đàn = nghi ngờ bệnh ASF.

Sức đề kháng của virut: Hóa chất để diệt virut: Ether, chloroform và hợp chất iodine hoặc sử dụng xút với tỷ lệ 8/1000 hoặc formalin với tỷ lệ 3/1000 hoặc chất tẩy trắng Hypochorite chứa chorine 2.3% hoặc chất ortho-phenylphenol 3% nhưng phải duy trì thời gian 30 phút. Các nghiên cứu cho thấy virut không hoạt động ở PH<3.9 và >11.5. Trong huyết thanh virut ko hoạt động ở PH>13.4. Ở thịt và các sản phẩm của thịt virut không hoạt động ở nhiệt độ 70 độ/30 phút. Chi tiết theo bảng

Nguồn Virus: Virus Dịch tả heo Châu Phi được tìm thấy trong máu, cơ quan, dịch bài tiết, phân, nước tiểu từ động vật nhiễm bệnh và xác heo mắc bệnh này. Những heo sau khi khỏi bệnh sẽ ở thể mãn tính có thể mang virus suốt đời, nên chúng là những vật chủ mang mầm bệnh ASF.Ngoài ra, ve mềm thuộc chi Ornithodoros, là một vector sinh học trong tự nhiên.

Con đường lây lan: 46% do phương tiện vận chuyển và do con người nhưng không vệ sinh, phun thuốc khử trùng tiêu độc, 34% do sử dụng thức ăn thừa, nguồn nước không đảm bảo, 19% do vận chuyển lợn sống và các sản phẩm của lợn giữa các vùng.

Do tiếp xúc trực tiếp với lợn bị nhiễm bệnh: Máu, các chất bài tiết của lợn nhễm bệnh. Tiếp xúc gián tiếp thông qua thức ăn, nước uống nhiễm virut, qua các vật dụng, quần áo, phương tiện…

Dấu hiệu nhận biết: Dịch tả lợn châu phi và Dịch tả lợn cổ điển có triệu chứng gần như giống nhau, không có dấu hiệu đặc trưng. Vì thế rất khó để chẩn đoán phân biệt nếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch bệnh. Vì thế, trong mọi trường hợp nghi nhiễm, phải lấy mẫu xét nghiệm để phát hiện mầm bệnh.

Dấu hiệu bệnh lâm sàng (Sốt trên 40 độ), ủ rũ, bỏ ăn hoặc ăn ít, tiêu chảy, một số cá thể tím tái toàn thân hoặc da bên ngoài lạnh tóat, tỷ lệ chết nhanh.

Các chẩn đoán trong phòng thí nghiệm:

– Sử dụng tế bào monocytes sơ cấp của lợn hoặc tế bào tủy xương, phần lớn vi rút Dịch tả lợn châu Phi phân lập được sẽ sinh ra Haemadsorption.

– Phát hiện kháng nguyên bằng phương pháp Fluorescent antibody test (FAT) kết quả dương tính của FAT cùng với các triệu chứng và các tổn thương có thể sơ bộ xác định bệnh Dịch tả lợn châu Phi.

– Phương pháp PCR: Là kỹ thuật cần thiết đối với việc xét nghiệm các mẫu lợn nghi bị nhiễm vi rút Dịch tả lợn châu Phi.

– Tiêm động vật thí nghiệm: Hiện không được khuyến cáo sử dụng phương pháp này vì nguy cơ lây lan dịch bệnh cao.

– Kiểm tra huyết thanh bệnh Dịch tả lợn châu Phi bằng kỹ thuật ELISA (Enzyme – linked immunosobent assay) hoặc IFA ( Indirect fluorescent antibody – IFA).

Phòng ngừa & kiểm soát bệnh ASF:

Hiện nay chưa có vaccine và cũng chưa có phương pháp điều trị được công bố đối với bệnh này. Việc phòng ngừa dựa vào chính sách nhập khẩu nghiêm ngặt,

Vì thế việc phòng ngừa trước khi bùng phát dịch bệnh rất được chú trọng.

– Thực hiện chính sách nhập khẩu nghiêm ngặt, đảm bảo không có heo bệnh hay thịt heo nhiễm bệnh vào được lãnh thổ.

– Đảm bảo thải loại đúng cách thực phẩm thừa từ máy bay, tàu thuyền hoặc các phương tiện vận chuyển khác có đi qua các quốc gia nổ dịch.

– Kiểm soát tác nhân là ve mềm giúp kiểm soát tốt mầm bệnh.

– Đảm bảo không để heo mẫn cảm ăn phải thịt từ lợn lòi hay các con nhiễm bệnh khác.

– Chương trình tiệt trừ tận gốc mầm bệnh có thành công hay không phụ thuộc vào khả năng chẩn đoán bệnh nhanh, giết mổ và tiêu hủy tất cả động vật trong cơ sở chăn nuôi nhiễm bệnh, làm sạch và khử trùng triệt để, diệt trừ chấy & bọ chét hiệu quả, kiểm soát sự vận chuyển và giám sát chặt chẽ.

Tin tức liên quan

English EN Vietnamese VI