Ảnh hưởng của STRESS nhiệt trên heo nâng tầm ngành chăn nuôi Việt Nam

Trong bối cảnh gia tăng các lo ngại về về tính minh bạch và an toàn thực phẩm của người tiêu dùng, việc chuyển đổi số, áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) có thể cho phép truy xuất nguồn gốc, các sản phẩm hình thành từ chăn nuôi, nâng tầm ngành chăn nuôi Việt Nam theo hướng hiệu quả, bền vững và phúc lợi động vật.”

“Trong bối cảnh gia tăng các lo ngại về về tính minh bạch và an toàn thực phẩm của người tiêu dùng, việc chuyển đổi số, áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) có thể cho phép truy xuất nguồn gốc, các sản phẩm hình thành từ chăn nuôi, nâng tầm ngành chăn nuôi Việt Nam theo hướng hiệu quả, bền vững và phúc lợi động vật.”

Dưới đây là bốn xu hướng hàng đầu, có ảnh hưởng đến an toàn TĂCN và phòng ngừa rủi ro:

Biến đổi khí hậu: Thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu: Lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, hiện tượng nóng lên toàn cầu… đe dọa đến chi phí và nguồn cung TĂCN, đồng thời gia tăng nguy cơ nhiễm độc tố, nấm mốc, bởi các điều kiện ẩm ướt, nắng nóng nghiêm trọng và hạn hán.

Tính bền vững cũng là yếu tố quan trọng, vì toàn ngành đều nỗ lực vì mục đích giảm lượng khí thải và các hoạt động gây hại cho môi trường, góp phần hạn chế sự nóng lên toàn cầu. Trong lĩnh vực thực phẩm nông nghiệp, phát triển những công nghệ mới sẽ cải thiện hiệu suất năng lượng, giảm chất thải và tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

Công nghệ mới: Thông qua những sáng kiến nổi trội và những cải tiến công nghệ hiện có, việc giám sát và quản lý an toàn TĂCN được tối ưu hóa, nâng tiềm lực của khả năng truy xuất nguồn gốc, phát hiện nhanh chất gây ô nhiễm, cải thiện kiểm soát chất lượng và khuyến khích tính minh bạch: Cân bằng được dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi, phù hợp với từng loại vật nuôi, giai đoạn phát triển của vật nuôi, công nghệ ngăn độc tố, nấm mốc, giảm thiểu ô nhiêm môi trường, nhân công, tối ưu chi phí sản xuất.

Nhận thức, nhu cầu của người tiêu dùng: An toàn TĂCN là xu hướng tiêu dùng của tương lai, thông qua các tiêu chuẩn người tiêu dùng sẽ khắt khe và đặt yêu cầu cao hơn với an toàn thực phẩm. Việc chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng cũng chính là chăm sóc sức khỏe của vật nuôi.

Áp dụng ‘‘Văn hóa an toàn thực phẩm’’: Các nhà sản xuất đã chung tay trongviệc xây dựng và bồi dưỡng “Văn hóa an toàn thực phẩm”, không chỉ vì lợi ích của vật nuôi và khách hàng mà còn vì danh tiếng của doanh nghiệp. Quy trình phân tích mối nguy hiệu quả là phần trọng yếu nhất của một phương án an toàn TĂCN hiệu quả.

Các mối đe dọa an toàn TĂCN hiện nay.

Độc tố nấm mốc: Là mối nguy hại đáng kể đối với sự an toàn của động vật và thực phẩm của con người, do thời tiết không ngừng thay đổi, khiến việc liên tục đánh giá rủi ro trở nên cần thiết hơn. Để giảm thiểu mối nguy hiểm do độc tố nấm mốc gây ra, nên kiểm tra, giám sát và bổ sung phụ gia vào thức ăn

Lỗi do con người và thiết bị: An toàn TĂCN đều liên quan đến mất cân bằng dinh dưỡng và sử dụng thuốc quá liều, các nguyên liệu cấm, nguyên liệu kém chất lượng, giá rẻ, chứa độc tố, nấm mốc, kháng sinh trong sản xuất, chiến lược an toàn TĂCN của cơ sở phải cân nhắc và giải quyết mọi sự mất cân bằng dinh dưỡng tiềm ẩn thông qua dây truyền sản xuất, công thức dinh dưỡng.

Nguồn cung và chất lượng nguyên liệu: Đại dịch và xung đột ở Ukraine đã phơi bày thực tế là ngành sản xuất TĂCN không thể luôn phụ thuộc vào chuỗi cung ứng ổn định hoặc nhập khẩu nguyên liệu thô. Để hạn chế sự phụ thuộc vào nhà cung cấp, yêu cầu đặt ra là tìm thêm các nhà cung cấp có uy tín và giữ hợp tác, để nguồn hàng luôn đạt chất lượng và hạn chế nguy cơ gián đoạn sản xuất

Sự truyền nhiễm của vi-rút: Việc kiểm soát vi khuẩn gây bệnh trong thức ăn vật nuôi ngày càng được chú ý. Ngoài tác động đến sức khỏe động vật, việc vi khuẩn hiện diện ở nhiều giai đoạn trong quá trình sản xuất và phân phối thức ăn/thực phẩm gây ảnh hưởng đến sự an toàn thực phẩm. Thức ăn có nguy cơ phơi nhiễm mầm bệnh từ các nguồn nguyên liệu thô, thiết bị, con người và môi trường làm việc xung quanh.

Tin tức liên quan

English EN Vietnamese VI