Thức ăn dùng cho thủy sản được coi là một trong những yếu tố chủ chốt ảnh hưởng lớn tới năng suất nuôi, sản lượng, giá thành sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu về sự phù hợp khi sử dụng thức ăn cho vật nuôi cũng quan trọng không kém. Thực tế có rất nhiều loại thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi thủy sản hiện nay. Tùy mỗi giai đoạn phát triển của vật nuôi vào quy mô chăn nuôi mà người chăn nuôi thủy sản cần phải chọn lựa những loại thức phù hợp, đảm bảo về dinh dưỡng cho vật nuôi cũng như hiệu quả về kinh tế cao nhất. Dưới đây là 4 loại thức ăn được sử dụng phổ biến:
Thức ăn tự nhiên: Bao gồm các loại động vật, thực vật, có sẵn trong nguồn nước, là những cơ thể sinh vật sống và phát triển tự nhiên (hoặc được nuôi trong hệ thống nuôi dùng làm thức ăn cho động vật thủy sản (như các loài rong tảo, bèo, rong rêu và các sinh vật phù du động vật).
Chúng có vai trò rất quan trọng đối với rất nhiều loài cá, giáp xác và thân mềm, đặc biệt góp phần rất lớn trong giai đoạn phát triển từ ấu trùng /cá bột lên cá giống. Ở giai đoạn này, kích thước cá đang còn rất nhỏ, cỡ miệng cũng còn nhỏ, các cơ quan của hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh, cho nên cần lựa chọn những loại thức ăn phù hợp ở giai đoạn này để tăng tỉ lệ sống của cá giống một cách tối ưu. Tuy nhiên loại thức ăn này phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, môi trường, phương pháp nuôi.
Thức ăn tươi sống: là nguồn thức ăn từ động vật tươi sống, có giá trị kinh tế thấp, sức sinh sản cao, chi phí thức ăn thấp, có thể tận dụng những phế phẩm công nghiệp: cá rô phi, mè trắng, cá bạc đầu,…. Người chăn nuôi có thể chăn nuôi xen kẽ để làm thức ăn cho những động vật có giá trị kinh tế cao như lươn, ba ba, cá lăng,…
Thức ăn tự chế: Là thức ăn do người nuôi tự phối chế chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương với quy trình chế biến đơn giản, chi phí thấp và tận dụng được các phụ phẩm, nguyên liệu có sẵn. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng rau xanh, cỏ, cá tạp, cám gạo…và phối trộn theo công thức của từng nhà chăn nuôi. Thức ăn có thể được người nuôi nấu chín rồi cho cá ăn, hoặc được phun nước ẩm rồi đưa vào máy ép viên, phơi khô cho cá ăn dần. Tuy nhiên, thức ăn tự chế do không có chất kết dính, độ ẩm cao nên thường bị tan rã trong nước trước khi được tôm cá ăn, dễ gây ô nhiễm nước, thành phần dinh dưỡng không đảm bảo và chỉ được sử dụng đối với các mô hình nuôi nhỏ lẻ, hình thức nuôi quảng canh cải tiến, nuôi thâm canh.
Thức ăn công nghiệp: Đây là loại thức ăn thủy sản được trải qua quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng của các chuyên gia dinh dưỡng động vật hàng đầu, sử dụng nguồn nguyên liệu chọn lọc. Sau đó chúng sẽ được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp hiện đại tại nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi chuyên nghiệp, trong thức ăn công nghiệp có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết: Đạm, chất béo, acid amin, vitamin, khoáng chất hỗ trợ cải thiện khả năng tiêu hóa, tăng cường hệ vi sinh đường ruột, khả năng miễn dịch tự nhiên, nâng cao tỷ lệ sống giúp vật nuôi được khỏe mạnh, nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc chăn nuôi thủy sản. Tùy theo các giai đoạn phát triển của vật nuôi có những nhu cầu về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau mà có những loại thức ăn cho thủy sản chuyên biệt ở từng giai đoạn đó, để vật nuôi có thể phát triển một cách tốt nhất.
Ngoài ra hiện nay các vấn đề về ôi nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, hàm lượng dinh dưỡng, thịt cá cũng đặt ra các tiêu chuẩn cao mà chỉ với TĂ công nghiệp mới đáp ứng được do áp dụng những tiến bộ KHCN cho vào chăn nuôi chính xác đặt ra các sản phẩm an toàn – chất lượng – hiệu quả.Việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi thủy sản nói riêng và chăn nuôi nói chung là một xu thế tất yếu và thiết thực khi nguồn thức ăn tự nhiên ngày càng giảm sút.
Efarm là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong việc sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, Chúng tôi luôn muốn đồng hành cùng khách hàng từ ngày thả giống đến ngày thu hoạch. Thành công của Đại lý và hộ nuôi là thành công của nhân viên, của công ty.